Tính thù thắng của pháp môn niệm Phật?
Blog utchcmc.org xin chia sẻ lại bài viết “Vì Sao Pháp Niệm Phật Thù Thắng Hơn Các Pháp Khác” mà chúng tôi thấy rất hay để bạn đọc tham khảo về Phật pháp, hiểu được sự tối thắng của pháp môn này. Cái thù thắng của pháp môn niệm Phật là ở chỗ không hạn chế hình thức. Ở nhà hay lúc đang làm việc đều có thể niệm Phật. Trong tâm niệm, không ra âm thanh. Bất luận làm công việc gì, Phật hiệu đều có thể không gián đoạn. Nếu khi nào công việc cần phải suy nghĩ thì tạm thời buông Phật hiệu ra. Sau khi làm việc xong, buông công việc ra, lại niệm Phật hiệu tiếp. Pháp môn này thật sự thù thắng thuận tiện, bất luận ở trong hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng được, đều có thể làm cho công phu không gián đoạn. Đấy là điều mà pháp môn khác không làm được.
Xem thêm>> Tự tạo thường nghiệp cho mình như thế nào
Trừ khi công việc phải dùng đầu óc để suy nghĩ, chúng ta buông câu Phật hiệu ra để chuyên tâm làm việc. Sau khi làm xong việc, lập tức niệm Phật. Nếu công việc chân tay thì có thể vừa niệm Phật, vừa làm việc, không ảnh hưởng nhau. Đi, đứng, ngồi, nằm mọi lúc mọi nơi đều có thể niệm Phật. Thật sự niệm sạch phiền não, niệm sạch vô minh, đấy chính là của báu. Bản thân chúng ta có được pháp tạng, có được công đức báu, phải tùy thời tùy dịp bố thí chia sẻ cho người khác.
Duyên trở ngại của các pháp môn khác rất nhiều, chướng duyên pháp môn niệm Phật ít, chướng duyên không ở bên ngoài, bên ngoài không có gì có thể chướng ngại; chướng ngại ở tại bản thân. Nếu tự bản thân không chướng ngại mình thì người khác không gây chướng ngại nổi. Ví như niệm Phật, có người ghét ta niệm Phật thì ta niệm trong tâm, không ra tiếng, công phu vẫn không gián đoạn. Đấy chính là người bên ngoài không gây chướng ngại được.
Người khác ghét ta niệm Phật, khi có họ ta không niệm, khi không có họ ta niệm; hoặc là khi có họ ta dùng “tâm” niệm, không phát ra tiếng. Có một người học Phật, người nhà không học Phật, nghe niệm Phật thì ghét, anh ta đến hỏi tôi làm thế nào. Lúc có người nhà, ta “tâm” niệm, miệng không niệm; khi không có người nhà, ta niệm lớn, niệm nhỏ gì đều không sao cả. Nói tóm lại, việc đầu tiên của học Phật là không được làm người khác sanh phiền não, phải giữ cho cả nhà hòa thuận. Nếu muốn gia đình hòa thuận, muốn người nhà cũng học Phật thì phải hiểu đạo lý này.
Oan gia đối đầu đến làm khổ ta, đến làm hại ta, đến gây chướng ngại cho ta, chỉ có thể gây chướng ngại ngoài thân, không thể xây chướng ngại trong tâm. Bạn đánh tôi cũng được, chửi tôi cũng được, trong tâm tôi niệm “A Di Đà Phật”, Phật hiệu trong tâm tôi không gián đoạn, không xen tạp, không nghi ngờ, công phu của tôi không có gián đoạn. Vì thế “oán tắng hội khổ (khổ do oán ghét mà gặp nhau) cũng không gây chướng ngại nổi cho ta.
Người niệm Phật gặp phải người phỉ báng Phật, chắp tay mỉm cười, không được tranh cãi. Họ không hiểu, còn chúng ta hiểu rõ. Tương lai sau khi họ chịu xong ác báo vẫn có thể giống như chúng ta niệm Phật vãng sanh. Đây chính là ‘”tam căng phổ bị, lợi độn toàn thâu” (độ khắp ba căn, thâu nhiếp cả lợi vẫn độn căn).
Người tạo ác nghiệp nhiều có niệm Phật có được vãng sinh hay không?
Ngoài ra có người hỏi nghiệp chướng tội đầy rẫy , và những người tạo nhiều ác nghiệp làm sao có thể vãng sinh ?
Dù có nhiều nghiệp chướng, có tạo nhiều ác nghiệp nhưng sau biết quay đầu sám hối thề dứt ác hành thiện nhất tâm niệm phật cầu sinh Tây Phương Cực Lạc vẫn có thể được vãng sinh .Vì sao vậy? Tuy là nghiệp chướng không thể một lúc mà dứt trừ nhưng nhờ tâm nhất lòng niệm phật cầu vãng sinh , đủ tín nguyện hạnh thì sẽ được Phật A di Đà tiếp dẫn về Tây Phương , việc này không phải là do bạn đã dứt hết nghiệp chướng, hay do công đức tu của bạn lớn mà chính là do nguyện lực của Phật A di đà , giúp bạn đới nghiệp vãng sinh (mang nghiệp theo lên Tây phương Cực Lạc tuy mang nghiệp theo nhưng do Phật lực nên dù có mang nghiệp lên đó bạn cũng không phải chịu khổ) cho bạn nợ nghiệp. Đợi đến khi nào bạn tu thành Phật quả thì quay lại ta bà này trả nghiệp, độ chúng sinh nhiều vô số kể.
Vì vậy Pháp môn niệm phật chính là tối thắng nhất trong tất cả pháp môn.
Theo Trần An