TỰ TẠO CHO MÌNH THƯỜNG NGHIỆP – (āciṇṇa-kamma)
“..Người nào quen nghe Pháp trong kiếp nầy sẽ tiếp tục hưởng được lợi ích cho cuộc sống trong các kiếp sau, bởi vì người ấy sẽ dễ dàng tiếp nhận nếu có dịp được nghe Pháp mà không do dự, cũng giống như những ai đã từng nghe âm thanh tiếng trống hoặc tù và sẽ không nghi ngờ hoặc phân vân về bản chất của âm thanh vừa nghe “
(AN 4.191, kinh Nghe với tai).” Nikaya – Theravada
Một người đã từng nghe chánh Pháp của đức Phật Gotama sẽ tự tạo cho mình một chánh kiến trong tư duy kiếp này về đạo đức về giới, lý nhân quả, tục đế và chân đế và con đường dẫn đến đạo quả .
Giống như câu nói “ Cái gì lặp đi lặp lại thành thói quen, thói quen thành tính cách, tính cách quyết định số phận” Sức mạnh của nghe chánh Pháp sẽ trở thành một niềm tin, niềm tin sẽ dẫn đến đích đến.
NGHE SAI – HIỂU SAI – ĐI SAI
Đạo Phật đã qua 25 thế kỷ truyền bá khắp nơi, trải qua nhiều lần kết tập kinh điển của nhiều dòng phái khác nhau. Tạo nên một kho đồ sộ về giáo lý. Và một người Phật Tử tìm đến đạo bắt đầu từ chân lý nào là nền tảng ?
Và chính vì những niềm tin khác nhau, đã tạo ra sự muôn màu cho một chân lý duy chỉ có một con đường duy nhất: Niết Bàn !
Nhưng đó không phải là sự mới mẻ, những người hiểu sai và tu tập khác nhau không phải hoàn toàn là những tín đồ mới. Mà đó là sự quy tập trong nhiều kiếp , nếu bước chân đầu tiên trong xa xưa của họ đã nghe đúng, hành đúng, hiểu đúng giáo lý. Thì kiếp này khi sinh ra và lớn lên, tuy có kẻ khôn, người dại. Nhưng niềm tin quen thuộc sẽ được khai mở trở lại khi nghe những điều quen thuộc.
Cho nên có rất nhiều người theo chân lý sai lầm nhưng rất cố chấp. Có một niềm tin bất động cho dù điều đó vô lý. Vấn đề đó cũng dễ hiểu rằng họ đã dày công “ tu tập” lộn trong nhiều kiếp. Và kiếp nào sinh ra đều hiểu sai và quy tụ những người đồng quan điểm để trở thành một trường phái.
Khi một vấn đề đã bị đổ bê tông quá dày, thì cơ hội đập bỏ để xây cái mới thì cực kỳ khó khăn. Và càng ngày do mắc tà kiến, mỗi kiếp sinh ra càng xa dần chánh pháp, xa thời kỳ đức Phật tại thế, Ánh sáng chân lý lu mờ dần.
THẬN TRỌNG – TƯ DUY – KHOA HỌC TRƯỚC KHI ĐẶT NIỀM TIN
Đức Phật Gotama cũng đã từng bảo các tín đồ đặt sự suy luận nghi ngờ ngay những gì lời ngài nói. Đừng vội tin những quan điểm sai để rồi nhiều kiếp lạc lối. Mất thời gian, sự nỗ lực phí công vô ích mà kết quả là sự tự ngã ngày càng được huân tập thay vì chân lý Vô Ngã.
Như bản kinh Kâlâma thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikâya, tập I, trang 188-193). Nội dung Kinh nói lên tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Muốn giác ngộ phải có trí tuệ. Trí tuệ là thành quả của sự nghe học (Văn) suy nghĩ (Tư) và thực nghiệm (Tu). Vì thế, nếu nghe lầm và tin mê thì rất có hại. Trái lại, tiếp nhận ý kiến người khác một cách khách quan, quan sát sự vật một cách như thật là điều kiện cần thiết để phát triển trí tuệ.
“…Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình…”
CHÂN LÝ VÀ CON ĐƯỜNG CHỈ CÓ MỘT
Đức Phật đã sử dụng thiền định để tâm an tịnh, ngài khai sáng phương pháp thiền tuệ Vipassana để thấy rõ bản chất vạn vật VÔ THƯỜNG – KHỔ – VÔ NGÃ. Ngài đắc đạo nhờ hành thiền dưới cội Bồ Đề để thấy thật tướng vạn vật. Và đó là con đường duy nhất cho những ai muốn tìm chân đế.
Những ai sinh ra trong thời gian này trở về sau đều là tâm tạp nghiệp nặng, phước mỏng mong manh như tờ giấy. Sự đau khổ về đời sống đã là gánh nặng, tìm được một tôn giáo để thoát khổ tưởng chừng như may mắn. Nhưng tu lộn lại càng lầm đường lạc lối trong vạn nẻo luân hồi.
Nguồn : ST